16 tác dụng của đậu phộng (lạc) đối với sức khoẻ và lưu ý sử dụng

Đậu phộng được xem là thực phẩm sử dụng nhiều trong các món ăn của người dân Việt Nam và mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe của con người. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về đậu phộng có tác dụng gì nhé!

1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong đậu phộng (lạc)

Đối với khẩu phần 0,25 cốc (tương đương với 36,5g) đậu phộng có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

Calo: 214.
Tổng chất béo: 18g.
Tổng carbohydrate: 8g.
Chất xơ: 3g.
Đường: 2g.
Đạm: 9g.
Thành phần đậu phộng còn chứa sắt, canxi,…

2. Các tác dụng của đậu phộng (lạc)
2.1. Quản lý lượng đường trong máu
Đậu phộng được xem là một loại thực phẩm tuyệt vời cho người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì chúng được xem là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nên khi ăn đậu phộng, lượng đường trong máu sẽ không bị tăng đột ngột.
Đậu phộng giàu protein, chất béo và chất xơ trong khi hàm lượng carbohydrate tương đối ít, từ đó giúp kiểm soát đường huyết tốt, béo phì (đặc biệt ở phụ nữ) và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

2.2. Cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng ngừa bệnh đột quỵ
Đậu phộng chứa nhiều chất béo không bão hòa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm hàm lượng cholesterol có trong cơ thể và ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông nhỏ giúp giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Nghiên cứu cho rằng bổ sung 46g đậu phộng hoặc bơ đậu phộng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cho những người mắc bệnh tiểu đường.

2.3. Giúp giảm viêm
Đậu phộng là một nguồn cung cấp chất béo tốt trong đó có chứa axit oleic, giúp chống lại chứng viêm và các gốc tự do trong tế bào.
Bên cạnh đó, đậu phộng còn chứa một lượng lớn chất xơ, các chất chống oxy hóa và chất chống viêm tự nhiên giúp tăng cường chức năng tiêu hoá và làm giảm viêm của cơ thể.

2.4. Ngăn ngừa ung thư
Đậu phộng chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid, resveratrol và vitamin E, những chất này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đối với người lớn tuổi, ăn bơ đậu phộng hoặc đậu phộng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày hay còn gọi là ung thư biểu mô tuyến dạ dày không phải do tim.

2.5. Tăng cường trí nhớ tốt
Đậu phộng chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa, protein mang lại vô số lợi ích cho bộ não, có thể giúp tăng cường trí nhớ và tăng cường nhận thức.
Mỗi ngày ăn từ 50g đến 80g đậu phộng giúp cải thiện chức năng nhận thức và lưu thông máu trong não. Bên cạnh đó, kiên trì ăn trong vòng 12 tuần sẽ giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn, khả năng xử lý và phản hồi thông tin.

2.6. Phòng chống bệnh trầm cảm
Nghiên cứu kéo dài 6 tháng ở những người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh cho thấy việc tiêu thụ đậu phộng rang hoặc bơ đậu phộng hàng ngày giúp cải thiện trầm cảm, căng thẳng đồng thời bơ đậu phộng giúp tăng cường chức năng trí nhớ.

2.7. Giảm nguy cơ mắc Alzheimer
Đậu phộng có chứa niacin, vitamin E, hai chất dinh dưỡng này giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và làm chậm tốc độ suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

2.8. Giảm cholesterol xấu trong máu
Đậu phộng rất giàu protein, chất béo, chất xơ,… Nó là một nguồn chất béo lành mạnh, bên cạnh đó chúng còn chứa phytosterol, từ đó có thể giúp bạn giảm mức cholesterol xấu (LDL-C) trong cơ thể.

2.9. Cải thiện làn da
Trong đậu phộng có chứa axit béo Omega-3 có vai trò dưỡng ẩm cho làn da của bạn, giúp làn da trở nên mịn màng và căng bóng. Bên cạnh đó, đậu phộng còn ngăn ngừa tình trạng khô, bong tróc giúp làm chậm quá trình lão hoá của làn da.

2.10. Ngừa sỏi mật
Hầu hết sỏi mật được hình thành từ cholesterol và đậu phộng có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol toàn phần và triacylglycerol có trong mật, vì vậy đậu phộng có thể ngăn ngừa sỏi mật.
Các nghiên cứu cho thấy đậu phộng giàu chất xơ và chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ hoạt động chức năng của gan giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật trong cơ thể, ở cả nam và nữ.

2.11. Giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi
Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra khi thai nhi đang trong phát triển nhưng không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc khi sự phát triển của thai nhi bị rối loạn.
Đậu phộng chứa lượng lớn protein, sắt, canxi,… giúp đảm bảo có đủ lượng tế bào hồng cầu, từ đó hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

2.12. Chống oxy hóa
Khả năng chống oxy hóa trong đậu phộng là do chứa các chất sinh học có trong hạt đậu phộng như vitamin E, axit chlorogenic, axit caffeic, axit coumaric, axit ferulic, flavonoid và stilbene,…

2.13. Hỗ trợ giảm cân
Đậu phộng có chứa chất béo, protein và chất xơ có lợi cho sức khỏe nên có thể sử dụng trong các bữa ăn nhẹ. Thực phẩm chứa nhiều protein, khi ăn với một lượng nhỏ có thể giúp bạn cảm thấy nhanh no hơn.
Nghiên cứu cho rằng, phụ nữ ăn đậu phộng hai lần một tuần có thể giúp giảm béo phì gấp 8 lần so với nhóm phụ nữ không ăn đậu phộng.

2.14. Giúp tóc khỏe mạnh
Đậu phộng rất giàu protein, vitamin C, Omega-3, các chất này có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tóc và hạn chế sự gãy rụng.
Hàm lượng sắt có trong đậu phộng cũng là một thành phần quan trọng cho sự phát triển của tóc. Thiếu sắt có thể dẫn đến rụng tóc và tóc dễ gãy rụng. Việc bổ sung đậu phộng vào chế độ ăn uống có thể giúp cung cấp đủ sắt cho cơ thể và hỗ trợ sự phát triển tóc khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin E, magie có trong đậu phộng giúp cải thiện tuần hoàn máu ở da đầu, ngăn ngừa tình trạng tóc bị khô và dễ gãy rụng.

2.15. Làm thông tuyến sữa ở mẹ bầu, nuôi dưỡng máu
Đậu phộng là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng và giàu giá trị dinh dưỡng như protein, dầu béo và chất xơ, chúng có thể góp phần cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể của mẹ cho con bú.
Ngoài ra, đậu phộng cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin E, sắt có tác dụng hỗ trợ quá trình thông sữa, đồng thời giúp tăng cường tái tạo máu.

2.16. Giúp giảm mỡ máu và hạ huyết áp
Đậu phộng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người, ngoài ra vỏ lụa (phần màng mỏng màu đỏ bao ngoài hạt đậu) cũng có tác dụng quan trọng, chúng chứa chất flavonoid giúp có khả năng làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
Hơn nữa, chiết xuất từ vỏ đậu phộng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

3. Tác hại của đậu phộng
Đậu phộng là một thực phẩm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, tuy nhiên việc sử dụng không hợp lý có thể dẫn đến một số tác động bất lợi sau:
Trong đậu phộng chứa nhiều chất béo, nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân hay thậm chí béo phì.
Axit phytic có trong đậu phộng làm ức chế hấp thụ sắt, kẽm, canxi, magie, mangan,…
Đậu phộng chứa lượng lớn omega 6 mang lại nhiều tác dụng cho sức khoẻ của con người, nhưng nếu lạm dụng đậu phộng có thể dẫn tới sự mất cân bằng axit béo không bão hòa trong cơ thể và gây viêm.
Dị ứng với thành phần của đậu phộng.

4. Những lưu ý khi ăn đậu phộng
Mặc dù đậu phộng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có một số đối tượng nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ đậu phộng. Dưới đây là một số trường hợp không nên ăn đậu phộng:
Người đã cắt bỏ túi mật: Khi túi mật bị loại bỏ, dịch mật không còn được tiết ra để giúp tiêu hóa chất béo và thực phẩm giàu protein. Điều này có thể làm cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn và gây khó chịu cho người đã cắt túi mật.
Bệnh nhân bị gout: Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, gây tăng axit uric máu. Đậu phộng là loại thực phẩm giàu chất béo, ăn quá nhiều đậu phộng có thể làm giảm quá trình tiết axit uric, làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
Loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính: Những bệnh nhân này bị đau bụng kinh niên, khó tiêu,… vì vậy chế độ ăn uống nên ăn với số lượng ít và chia làm nhiều bữa.

5. Tác dụng phụ của việc ăn nhiều đậu phộng
Mặc dù đậu phộng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều đậu phộng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Ngộ độc aflatoxin: Đậu phộng có thể bị nhiễm nấm Aspergillus flavus. Aflatoxin là một chất gây ung thư và có thể gây tổn hại cho gan và hệ thống miễn dịch.
Đậu phộng chứa axit phytic, một chất có khả năng làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt và kẽm trong cơ thể.
Các triệu chứng của dị ứng đậu phộng, gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, ngứa ran trong cổ họng và miệng, khó thở, tiêu chảy, nôn mửa,… bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu trên.

6. Nên ăn lượng bao nhiêu trong một ngày?
Đậu phộng nhiều chất dinh dưỡng nên ăn đậu phộng thường xuyên trong chế độ ăn uống sẽ rất có lợi.
Mỗi ngày bạn nên ăn tối đa 30 gam (tương đương với 53 hạt).
Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 2 muỗng bơ đậu phộng mỗi ngày để mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Thời gian ăn đậu phộng không phụ thuộc vào các buổi trong ngày, nhưng tốt nhất là vào buổi tối.

7. Cách chọn lựa đậu phộng an toàn
Để chọn lựa đậu phộng an toàn, bạn nên lưu ý một số đặc điểm sau:
Hạt to tròn, chắc và mẩy.
Vỏ hạt đậu phộng có màu sáng.
Hạt đều, không bị ẩm mốc, hư thối.

Nguồn: nhathuocankhang.com

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0862716583